Mô hình phòng ở công nhân “3 tại chỗ” tối ưu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đã và đang nỗ lực sắp xếp để ổn định công tác sản xuất không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa nội địa và xa hơn là phục vụ xuất khẩu, thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất trong bất cứ kịch bản dịch COVID-19 nào đang là mục tiêu lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Để thích nghi với yêu cầu phòng, chống dịch ở mức cao nhất, hàng ngàn doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương đã nỗ lực thực hiện phương châm “3 tại chỗ”, “1 cung đường – 2 điểm đến”… nhằm giữ vững an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mất thị phần do dịch COVID 19 ?

Nếu không duy trì sản xuất sẽ làm chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của cả nước. Khách hàng & đối tác nước ngoài có thể sẽ rút hàng loạt đơn hàng qua những nước khác nếu dịch kéo dài và doanh nghiệp không có phương án duy trì sản xuất. Lâu dài các doanh nghiệp trong nước chúng ta sẽ mất thị trường do các doanh nghiệp nước ngoài thay thế. Trong điều kiện các nước đang kiểm soát tốt dịch và trở lại tăng tưởng rất nhanh mà chúng ta lại gặp trường hợp “lệch pha” này.

Mất thị phần do dịch Covid 19

Việc triển khai “ba tại chỗ” (sản xuất, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ) đã chứng minh được hiệu quả tại Bắc Ninh, Bắc Giang trước đây và hiện đang được triển khai tại nhiều tỉnh, thành phố phía Nam khi dịch bùng phát mạnh. Thực tiễn cho thấy dù bên cạnh còn nhiều vướng mắc, khó khăn tùy từng địa phương/ loại hình doanh nghiệp áp dụng. Nhưng có thể đây là phương án tốt nhất hiện nay để các doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất ở mức tối thiểu, không bị đứt gãy vì dịch bệnh. Đây cũng là lựa chọn rất khó khăn nhưng cấp thiết lúc này.

Hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt cũng đồng nghĩa rằng việc làm, thu nhập của người lao động sẽ ổn định, giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội cho chính phủ đáng kể khi cả nước phải đang gồng mình phòng chống dịch bệnh.

Thực hiện “3 tại chỗ” có dễ dàng cho doanh nghiệp ?

Việc triển khai “3 tại chỗ” được kỳ vọng là cứu cánh cho các doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, vừa chống dịch vừa sản xuất. Nhưng với doanh nghiệp các tỉnh phía Nam để thực hiện được điều này cũng không hề đơn giản chút nào.

Từ phản ánh của các hiệp hội doanh nghiệp cho thấy giải pháp “3 tại chỗ” sau một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi thực hiện “3 tại chỗ” là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng, chi phí thực hiện lớn. Bên cạnh đó quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan đôi lúc chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.

“3 tại chỗ” khi áp dụng thực tế

Thực tế cũng cho thấy, giải pháp này không dễ để thực hiện, đòi hỏi hàng loạt điều kiện khắt khe. Nhiều địa phương đã làm rất tốt, nhưng cũng có nhiều nơi lại chưa thực hiện tốt, còn bị động, lúng túng. Không chỉ phải chịu chi phí vận hành sản xuất lớn hơn, các doanh nghiệp thực hiện “ba tại chỗ” còn phải hết sức phòng ngừa, không để dịch xâm nhập từ bên ngoài, nếu có mầm bệnh phải nhanh chóng được xử lý, không để lây lan rộng.

Trong quá trình kiểm tra các doanh nghiệp đăng ký sản xuất “ba tại chỗ”, những ngày qua các đoàn thẩm định liên ngành đánh giá vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch và có nguy cơ cao xảy ra lây nhiễm. Cụ thể, có doanh nghiệp chỉ bố trí trải các tấm đệm cá nhân san sát cho công nhân ở lại. Có doanh nghiệp chưa đảm bảo được các tiêu chí bố trí thực phẩm, nơi ăn uống đảm bảo cho công nhân,…

Chổ ở công nhân 3 tại chỗ

Còn với rất nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, việc thực hiện “ba tại chỗ” là cực kỳ khó khăn khi tiềm lực hạn hẹp, khả năng cạnh tranh thấp. Mặt bằng sản xuất nhỏ vốn dĩ đã khó đáp ứng được những quy định về giãn cách trong sản xuất. Giờ lại phải tính đến chuyện bố trí nơi ở, khu vệ sinh, trang bị, vật dụng cần thiết phục vụ cho công nhân ở lại làm việc. 

Nguy cơ “3 tại chổ” trở thành ổ dịch ?

Mặc dù số ca nhiễm phát hiện trong các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp giảm. Song các cơ quan chức năng cảnh báo doanh nghiệp không nên chủ quan, lơ là và phải chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch mới có thể bảo vệ “vùng xanh” trong sản xuất một cách lâu dài.

Do không đủ nguồn lực triển khai, quy trình kiểm soát dịch khó khăn do nguồn lây lan rộng khiến nhiều doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” trở thành nơi lây lan dịch bệnh với tốc độ chóng mặt.

Đặc biệt tại khu vực phía Nam

Tại các tỉnh phía Nam, số doanh nghiệp nỗ lực áp dụng “3 tại chỗ” là không ít, vì đây là những khu công nghiệp trọng điểm, có vai trò rất lớn với các chuỗi sản xuất – xuất khẩu. Tuy nhiên, thông tin nhanh từ các doanh nghiệp, trong những ngày qua cho thấy, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “ba tại chỗ” ở một số nhà máy với các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày. Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng đã quá tải. Hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

Duy trì sản xuất trong giai đoạn này không đơn giản. Đặc biệt trong những ngày đầu thực hiện “3 tại chỗ”, doanh nghiệp rất dễ bị tổn thương. Vì có những trường hợp ủ bệnh chưa phát hiện được ngay qua xét nghiệm nhanh. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải tập trung nâng cao nguồn lực để kiểm soát các nguy cơ, tổ chức diễn tập ngay trường hợp phát hiện có F0 trong doanh nghiệp để chủ động ứng phó, trấn an tinh thần công nhân kịp thời. Thực tế, có tới 90% doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dệt may, điện tử, da giày – túi xách, gỗ mỹ nghệ, chế biến hải sản tại phía Nam đã phải tạm thời dừng hoạt động khi có các ca nhiễm F0 tăng mạnh.

Tình hình dịch hiện tại cực kỳ phức tạp !

Do đợt dịch ở các tỉnh phía Nam quá lớn, khiến lượng người nhiễm COVID -19 trong cộng đồng mỗi ngày lên đến hàng chục ngàn người. Doanh nghiệp thực hiện “ba tại chỗ” cũng không tránh khỏi, có thể bị lây nhiễm vào bất cứ lúc nào. Biến thể Delta mới của virus khiến tỷ lệ lây nhiễm cao. Và với môi trường làm việc trong nhà máy, việc chỉ cần xuất hiện một ca F0, lập tức hàng trăm người khác sẽ là F1 hoặc F2. Ngoài ra, với mật độ nhà máy, xí nghiệp ở khu vực phía Nam quá đông, lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng “ba tại chỗ” là vô cùng nan giải. Đa số ý kiến của doanh nghiệp đưa ra đều nêu lên những khó khăn trong việc thực hiện phương án “ba tại chỗ” như rủi ro lây nhiễm trong nhóm kín tăng cao; chi phí sản xuất tăng dẫn đến nguy cơ thua lỗ, tâm lý người lao động không ổn định.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu các doanh nghiệp không quyết liệt phòng, chống dịch thì nguy cơ lây nhiễm rất cao, đặc biệt trong môi trường tập trung đông công nhân.

Và chỉ khi các doanh nghiệp thực hiện phương án này một cách nghiêm túc, có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng thì sẽ giảm thiểu được nguy cơ lây nhiễm. Nếu có xảy ra dịch bệnh, chỉ bị ở một nhóm nhỏ nên dễ dàng cho công tác khoanh vùng và dập dịch.

Sự chăm lo của doanh ngiệp cho công nhân thực hiện “ba tại chỗ”

Nhiều chủ doanh nghiệp có nhận thức rất đúng đắn: dù có chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho sinh hoạt tại chỗ tốt đến đâu thì việc người lao động chấp nhận ở lại làm việc tại doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh liên tục có những diễn biến phức tạp, nguy hiểm, khó lường cũng đã là sự hy sinh không hề nhỏ khi phải xa gia đình trong một thời gian dài trong khi gia đình lại đang rất cần mình, phải thay đổi nếp sinh hoạt sang một không gian khác lạ hoàn toàn…Chấp nhận ở lại nhà máy làm việc trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp là sự hy sinh của anh chị em công nhân. Do vậy, doanh nghiệp luôn tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm sản xuất, chung sức với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Không chỉ vậy, đối với lao động nữ, đội ngũ chiếm phần đông đảo tại các doanh nghiệp dệt may, da giày, công nghiệp nhẹ … thì chổ ở “ba tại chổ” bố trí cho chị em cũng cần được kín đáo, riêng tư hơn bởi điều này cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần cũng như năng suất lao động.

Và trên tất cả là nỗi lo về sự an toàn giữa thời dịch bệnh, thứ mà chẳng ai có thể nói trước được điều gì…

Bên cạnh các doanh nghiệp đã áp dụng mô hình, nhiều doanh nghiệp cũng cấp tốc xây dựng các khu lưu trú tập trung bằng cách tận dụng mặt bằng có sẵn để duy trì sản xuất.

Trong lúc này, trên phạm vi cả nước cần tập trung ưu tiên số 1 cho nhiệm vụ chống dịch, bởi kiểm soát được dịch bệnh thì mới phát triển được kinh tế – xã hội. Cùng với đó, phải bám sát thực tiễn, tận dụng tối đa khả năng có thể để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, những nơi an toàn có điều kiện thì mở rộng sản xuất, “an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Bởi phải phát triển kinh tế thì mới có nguồn lực cho cuộc chiến chống dịch còn rất trường kỳ, khó khăn, đồng thời để bảo đảm cuộc sống cho người dân và chăm lo cho mọi mặt hoạt động của đất nước.

Mô hình nhà ở “3 tại chỗ” tối ưu cho doanh nghiệp

Trăn trở với tình hình chung của xã hội, đồng thời mong muốn được một phần nào đó giúp đỡ các doanh nghiệp có được một phương án tháo gỡ các vướng mắc trong công tác bố trí chổ ở cho công nhân thực hiện phương án “ba tại chỗ”. Đội ngũ công ty Đông Châu đã đút kết kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ phương án triển khai, lựa chọn loại vật liệu, kích thước bố trí phù hợp để đưa ra mô hình “phòng ở công nhân 3 tại chỗ” lắp ghép bằng tấm panel EPS cách âm cách nhiệt.

Mô hình phòng nghĩ 3 tại chỗ cho công nhân

Với mô hình này chi phí lắp đặt hầu như đã giảm được đến mức tối thiểu, chỉ hơn 3 triệu đồng cho phòng 2 người (tùy quy mô lắp đặt), tính ra cho phí lắp đặt “phòng ở 3 tại chỗ” doanh nghiệp bỏ ra chưa đến 2 triệu đồng/ người.

Bên cạnh đó thiết kế phòng ở công nhân 3 tại chỗ này đã được cân nhắc rất nhiều trong việc bố trí đảm bảo kích thước hợp lý, tối ưu được diện tích sử dụng giúp doanh nghiệp đỡ mất nhiều diện tích để bố trí chổ ở cho người lao động.

Những ưu điểm khác của mô hình này

Mô hình phòng nghĩ 3 tại chỗ cho công nhân

Các phòng có sự ngăn cách với nhau nên đảm bảo sự kín đáo, riêng tư cho người lao động đặc biệt đối với trường hợp lao động nữ. Sự ngăn cách này cũng là lá chắn vững chắc để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo trong khu vực ở của công nhân tránh được sự bùng phát dịch trong trường hợp có xuất hiện ca nhiễm. Đồng thời tạo được sự an tâm cho người lao động, giúp họ có được tâm lý thoải mái, an toàn để tập trung thực hiện tốt công tác sản xuất.

Và có lẽ hiệu quả thiết thực nhất chính là giúp người lao động có được một chỗ nghỉ ngơi thoải mái sau một ca làm việc vất vả. Có được một chỗ nghỉ sạch sẽ, tươm tất, riêng tư giúp người lao động có tinh thần thoải mái, lạc quan hơn, giúp nhanh tái tạo lại năng lượng để tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo.

Mô hình phòng nghĩ 3 tại chỗ cho công nhân

Sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, khu ở trên có thể trở thành nơi nghỉ ngơi giữa ca cho người lao động, chổ ở cho công nhân trong trường hợp tăng ca cần ở lại xưởng. Hoặc có thể sử dụng làm văn phòng làm việc, kho chứa vật tư, thành phẩm,… Thậm chí với việc dễ dàng tháo dỡ, doanh nghiệp có thể di dời đến một địa điểm khác để sử dụng lại hoặc chuyển đổi công năng khác phù hợp hơn.

Quý khách có nhu cầu lắp đặt khu ở cho công nhân, bệnh viện dã chiến, khu cách ly, phòng sạch, … muốn tư vấn xin vui lòng liên hệ Công ty chúng tôi thông qua:

Email: dongchautech@gmail.com

Website: https://dongchautech.com/

https://www.facebook.com/dongchautech

Hotline: Mr.Linh – 0932.123451 hoặc Mr.Nhân – 0911.522.286

Đăng ký kênh youtube để xem các video hướng dẫn thi công:

https://www.youtube.com/channel/UC5TqIZDXU4z1j7JfC_CLypg/videos

Gọi: 0932 123451 - 0911 522 286 để được tư vấn về tấm panel cách âm cách nhiệt - thi công tấm panel

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5.00 out of 5)
Loading...